Danh mục tin tức
Nên QUẢN LÝ BÁN HÀNG như thế nào khi thường xuyên ĐI XA NHẬP HÀNG? 16:31, 06/07/2017
Nếu bạn là một trong số những người thường phải đi xa để nhập hàng bán, chắc chắn vấn đề quản lý cửa hàng sẽ là một trong những nguyên nhân khiến bạn đau đầu. Không có mặt trực tiếp ở cửa hàng, làm sao để bạn có thể quản lý? Giải pháp YeahShop quản lý bán hàng từ xa sẽ giúp xóa tan nỗi lo lắng đó.

Có tới gần 60% các chủ cửa hàng hiện nay tự mình ra nước ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,...) nhập hàng về bán, nhằm đảm bảo đặc trưng về mẫu mã, chất lượng nguồn sản phẩm phù hợp thương hiệu của mình. Trung bình các chủ cửa hàng sẽ vắng mặt khoảng 2 lần/tháng, 3-5 ngày/lần (tùy vào phương tiện ô tô hay máy bay). Trong thời gian đó, chủ cửa hàng khó nắm bắt được tình hình tại cửa hàng đang diễn biến ra sao, số lượng hàng hóa vơi đi từng ngày thế nào, mọi quyết định không được truyền tải kịp thời,… nhất là khi bạn không chỉ quản lý 1 mà cả chuỗi nhiều cửa hàng khác nhau. Vậy để giải quyết vấn đề cấp thiết cho việc quản lý bán hàng từ xa, chúng ta có những giải pháp nào?
1. Lắp đặt camera giám sát
Ưu điểm:             - Truyền đi hình ảnh thực tế.
                            - Theo dõi tình hình khách ra vào, thái độ nhân viên bán hàng.
Nhược điểm:      - Chỉ quan sát về mặt hình ảnh, không kiểm soát được chặt chẽ về con số.
                            - Nếu đến khu vực kết nối Internet chập chờn, sẽ hạn chế việc quản lý bán hàng.
yeahcrm_cuoi copy.png
2. Thuê người quản lý bán hàng
Ưu điểm:             - Có người thay mặt quản lý cửa hàng, giải quyết các vấn đề nhanh chóng.
                           - Gửi báo cáo doanh thu hàng ngày.
Nhược điểm:     - Mất thêm chi phí: Thuê một người quản lý sẽ làm đội thêm 20% chi phí bởi mức lương của họ phải tương xứng với trách nhiệm. Đồng nghĩa rằng nếu bạn cần quản lý chuỗi cửa hàng sẽ phải cân nhắc vấn đề ngân sách.
                           - Rủi ro về độ tin cậy: Không thiếu những trường hợp quản lý bắt tay với nhân viên bán hàng để qua mặt chủ, dẫn tới thất thoát tài chính. Tìm được người thực sự tin cậy là điều không hề dễ dàng.
3. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
Ưu điểm:            - Dễ dùng: giao diện thân thiện phù hợp mọi đối tượng khách hàng.
                          - Tức thời: Phần mềm tích hợp trên các thiết bị quen thuộc như laptop, máy tính bảng, smartphone nên có thể cập nhật về từng giao dịch, doanh thu bán hàng,... và hiển thị thông báo liên tục dù bạn ở bất cứ đâu.
                          - Phù hợp 1 hoặc nhiều cửa hàng: Công cụ lọc thông minh giúp người dùng chủ động nắm được doanh thu theo từng cửa hàng nhỏ, và theo khoảng thời gian thực mong muốn trong suốt chuyến đi xa.
                         - Tích hợp nhiều tính năng khác: “Tất cả trong một” là lợi thế cạnh tranh lớn của phần mềm quản lý bán hàng, giúp mang lại sự tiện ích khi theo dõi được hoạt động xuất - nhập kho, quản lý giao dịch của nhân viên, lịch sử làm việc với khách hàng qua tin nhắn, điện thoại, tính năng lưu trữ và ghi âm cuộc gọi, thông tin khách hàng và nhà cung cấp, …
                        - Tiết kiệm chi phí: Chỉ mất 8.219đ/ngày cho tất cả ưu điểm trên thì phần mềm quản lý bán hàng là phương án vô cùng kinh tế. Hạn chế phí nhân viên, rủi ro thất thoát, ….
                         - Và còn rất nhiều tính năng và lợi ích tuyệt vời khác....
Nhược điểm: Vì phần mềm là ứng dụng được lập trình sẵn, nên khi có sự cố phát sinh gấp liên quan đến con người sẽ cần chủ cửa hàng trực tiếp giải quyết từ xa. Mỗi giải pháp đều có ưu và nhược điểm riêng để chủ cửa hàng cân nhắc phương án phù hợp với mình nhất. Bạn có thể kết hợp 2 phương án cùng lúc nhằm mang lại hiệu quả quản lý bán hàng tối đa.