Danh mục tin tức
7 BÍ MẬT của Doanh nghiệp THÀNH CÔNG 09:18, 03/08/2017
Các doanh nghiệp thường phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để có được thành công. Bạn đang trăn trở làm thế nào để doanh nghiệp của mình cũng có thể thành công như vậy? Hãy tham khảo những kinh nghiệm, sai lầm và những đặc điểm của họ để rút ngắn con đường đến thành công của bạn. Sẽ mất rất nhiều thời gian để bạn thử nghiệm và khắc phục sai lầm để thấy được những điều này. Nhưng ở bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí với bạn.
Hãy sẵn sàng để học hỏi ngay 7 bí mật quan trọng đối với sự thành công của mọi doanh nghiệp dưới đây và tìm cách thực hiện chúng thật hiệu quả.
1. Vượt lên giới hạn bản thân
Mỗi người chúng ta đều có những giới hạn riêng. Có thể bạn không thể tập trung vào một thứ khi làm nhiều việc một lúc, bạn kém trong việc từ chối, bạn có tình trạng sức khoẻ không tốt hay không biết nhiều về công nghệ, bạn có những ý tưởng tuyệt vời nhưng lại không thể thực hiện nó thật tốt. Tất cả những đều trên đều không quan trọng. Bạn vẫn có thể thành công bằng cách kết hợp những con người phù hợp vào team của mình để bù đắp giới hạn của bản thân.
    “Hãy tìm kiếm và thuê những người có thể để bù đắp cho những điểm yếu của bạn.” – Tỷ phú, Người sáng lập Spanx – Sara Blakely
Với việc tìm kiếm một đối tác luôn thúc đẩy bạn hoặc một nhân viên bán hàng giúp bạn bán sản phẩm ra thị trường một cách hiệu quả, bạn sẽ bớt do dự và có thể phá vỡ các rào cản của bản thân. Dù điểm yếu của bạn là gì, hãy xác định nó và tìm kiếm người có thể bù đắp nó sớm nhất có thể.
2. Huy động nhiều vốn hơn mức dự tính ban đầu
Nhà đầu tư mạo hiểm Sam Hogg khuyên các nhà doanh nghiệp hãy kêu gọi gấp đôi số tiền họ cho là cần thiết và lên kế hoạch lượng thời gian gấp đôi thời gian họ mong đợi. Nhiều người cho rằng việc này sẽ làm loãng quá trình phát triển của doanh nghiệp. Nhưng theo Joseph Walla, người sáng lập HelloSign, việc có dư tiền ngay từ đầu giúp bạn tự tin hơn và sẽ không phải ra ngoài tìm kiếm thêm bất kì nguồn đầu tư nào nữa trong quá trình phát triển.
Đa số lãnh đạo doanh nghiệp ban đầu đều mong muốn ít hơn để không phải thất vọng nếu những nguyện vọng lớn lao của mình không đạt được. Nhưng, nên nhớ rằng, thời gian dành cho việc kiếm tiền là thời gian doanh nghiệp không được phát triển. Vì vậy, đừng hạn chế nguyện vọng của mình, hãy xác định chính xác mong muốn của bạn ngay từ đầu, và kêu gọi đủ số vốn mà bạn thực sự cần để không làm gián đoạn quá trình phát triển của doanh nghiệp.
3. Nghiên cứu thị trường kĩ lưỡng
Lý do số một khiến các startup thất bại là do kém phù hợp với thị trường. Hãy xác định giá trị mà bạn có thể mang đến cho khách hàng và cách để tiếp cận họ nhanh chóng, hiệu quả. Hãy nghiên cứu kĩ và xác định rõ quy mô thị trường, nhóm khách hàng, cập nhật thị trường hay hành vi khách hàng để có những cam kết giá trị hấp dẫn, những sự kiện kích thích sự mua sắm thu hút khách hàng. Đừng mơ đến việc thành công ngay lập tức, khi mà bạn chưa biết khách hàng của mình là ai, hay thị trường này liệu có hoàn toàn dành cho mình.
ecompany-nha-vo-dich copy.png
4. Sử dụng đúng công cụ
Một doanh nghiệp thành công luôn biết công cụ nào giúp họ làm việc và bán hàng hiệu quả dù có hàng trăm, nghìn những đánh giá mâu thuẫn trên mạng. Đừng để bị ảnh hưởng bởi những ý kiến chủ quan đó. Hãy lắng nghe sự đánh giá của những chủ doanh nghiệp thành công, và tự mình kiểm tra, thử nghiệm để biết liệu các công cụ đó có thật sự đem lại lợi ích cho bạn hay không.
5. Sẵn sàng đối mặt với mọi thay đổi
Trong kinh doanh, không ai dự đoán trước được điều gì sẽ xảy ra và không có gì ngạc nhiên khi có những thay đổi, thách thức ập đến với doanh nghiệp. Có thể là việc một đối thủ cạnh tranh vừa tung ra một sản phẩm tương tự sản phẩm mà bạn đang phát triển. Có thể là việc nhà cung cấp không thể cung cấp đủ hàng hay với chất lượng hàng kém. Có thể đối tác của bạn lại muốn cộng tác với người khác. Bất kể thế nào, hãy sẵn sàng đối mặt với nó và tiến hành thay đổi thật nhanh chóng để không bị đánh bại. Bạn có thể lập một bảng thống kế các vấn đề, sau đó tìm ra hướng đi mới để khắc phục, như đưa ra một điều khoản mới trong thỏa thuận hợp tác hoặc tìm hiểu những công nghệ mới.
6. Quy tắc 80 - 20
Dù là trong cuộc sống hay kinh doanh, 80% kết quả chúng ta đạt được đều có được từ 20% nỗ lực của mình. Vì thế, các doanh nghiệp thành công thưởng chỉ tập trung làm 20% những vấn đề quan trọng, và thuê người làm những phần còn lại.
Steli Efti, người sáng lập Close.io, đã chia sẻ những bài học mà ông học được trong khi thuê ngoài với những nhiệm vụ không thiết yếu. Ông cho rằng chỉ nên thuê bộ phận bán hàng từ bên ngoài sau khi việc kinh doanh đã ổn định, theo sát quá trình tiếp nhận công việc của các nhà thầu, và hãy đảm bảo bạn vẫn theo dõi được tất cả các khách hàng của mình.
7. Đầu tư vào dịch vụ khách hàng
Nhiều doanh nghiệp không phát huy được hết tiềm năng của mình bởi họ chỉ tập trung bán hàng mà không quan tâm đến việc cung cấp cho khách hàng một dịch vụ hài lòng. Dịch vụ khách hàng không chỉ là giải quyết các khiếu nại, mà còn bao gồm các chương trình ưu đãi, các hoạt động giới thiệu sản phẩm và các hoạt động khác tập trung vào khách hàng.
“Bán hàng mà không có dịch vụ giống như bỏ tiền vào chiếc túi thủng”, nếu bạn đang không đầu tư vào lĩnh vực quan trọng và thiết yếu này, thì đã đến lúc cần phân bổ nhiều nguồn lực hơn cho nó. Hãy bỏ thời gian ra làm việc với team dịch vụ khách hàng của mình để biết được những vấn đề trong khâu dịch vụ của doanh nghiệp hay những thách thức mà nhân viên gặp phải trong công việc để có thể cải thiện tốt hơn.
Và điều quan trọng là hãy hành động thực sự với những gì bạn phát hiện ra, đừng chỉ nói xuông. Hãy theo dõi và đo lường tác động của các giải pháp bạn tiến hành. Nếu không thấy được sự cải thiện đáng kể, hãy kiên trì thay đổi phương pháp và tiếp tục lặp lại quy trình này cho đến khi thành công.
Cho dù bạn là ai hay đang cố gắng làm gì để trở thành một nhà doanh nghiệp, bạn đều có thể thành công bằng cách rút kinh nghiệm, học tập từ những người đi trước và áp dụng hiệu quả vào việc kinh doanh của mình.
Bí mật thật sự nằm ở hành động, bạn sẽ chỉ thật sự thành công khi áp dụng những kinh nghiệm này một cách đúng đắn và phù hợp. Bạn đã sẵn sàng để hành động chưa? eCompany Platform sẵn sàng cùng bạn hành động NGAY BÂY GIỜ!
Nguồn: TechElite.