Trong hội trường, một giảng viên vào đề bằng một câu hỏi: “Nếu các bạn lên núi chặt cây, vừa vặn trước mắt có hai gốc cây, một gốc cây to, một gốc cây nhỏ, các bạn sẽ chặt gốc nào?”
-“Tất nhiên là chặt gốc cây to rồi” - các học viên đồng loạt chọn lựa.
-“Ôi, nhưng gốc cây to kia chỉ là một gốc bạch dương bình thường, mà gốc cây nhỏ kia lại là một cây thông, bây giờ các bạn sẽ chặt cây nào?” - Giảng viên lại tiếp tục hỏi.
“Tất nhiên sẽ chặt cây thông, bạch dương không đáng giá bằng thông!” - hội trường bàn tán và quyết định.
Ông thầy vẫn giữ nụ cười không đổi nhìn xuống hội trường hỏi tiếp: “Thế nếu gốc cây dương là thẳng tắp, mà cây thông lại uốn éo, xiêu vẹo, các bạn sẽ chặt cây nào?”
Cả hội trường cảm thấy nghi hoặc, nhưng vẫn lựa chọn: “Nếu là vậy, hay là vẫn chặt cây dương. Cây thông cong queo ngoằn ngoèo, làm gì cũng không làm được!”
Ánh mắt thầy lóe lên, tiếp tục hỏi: “Cây dương tuy thẳng tắp, nhưng bởi đã lâu năm, nên phần giữa mục rỗng, lúc này, các em sẽ chặt gốc nào?”
Tuy chưa hiểu ý định của giảng viên, nhưng các học viên vẫn từ điều kiện của thầy mà suy nghĩ: “Thế thì lại chặt cây thông, cây dương ở giữa đã mục rỗng, càng không thể dùng!”
-“Thế nhưng dù cây thông ở giữa không mục rỗng, nhưng nó cong queo quá ghê gớm, bắt đầu chặt rất khó khăn, các em sẽ chặt gốc nào?”
- “Vậy tất nhiên là chặt cây dương. Đều không thể dùng như nhau, đương nhiên chọn cây dễ chặt!”
-“Thế nhưng trên cây dương có một tổ chim, mấy con chim non đang ở trong ổ, các em sẽ chặt gốc nào?” Thầy giáo kiên nhẫn hỏi lại.
Cuối cùng, có người cũng mất kiên nhẫn, lên tiếng hỏi: “Thầy ơi! Rốt cuộc thầy muốn nói gì cho chúng em vậy? Hỏi những thứ đó làm gì vậy thầy?”
-“Các em vì sao không tự hỏi mình, rốt cuộc là chặt cây để làm gì? Tuy điều kiện của thầy thay đổi, nhưng yếu tố cuối cùng quyết định kết quả là động cơ ban đầu của các em. Nếu muốn lấy củi, các em liền chặt cây dương; muốn làm hàng mỹ nghệ, liền chặt cây thông. Các em tất nhiên sẽ không vô duyên vô cớ cầm theo búa lên núi chặt cây chứ?!”
Bài học rút ra là: Chỉ khi có mục tiêu thì mới không bị đủ loại điều kiện và hiện tượng bên ngoài ảnh hưởng. Mục tiêu rõ ràng sao mới có thể kiên trì đi đến đích. Bên cạnh đó, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định đúng lúc cũng là một khởi đầu thành công.
Lý do chủ yếu không đạt được thành công như mong đợi và bị thất bại là phần lớn do ta không đưa ra quyết định dứt khoát hoặc cầm chắc mình sẽ trở thành giàu có. Nếu bạn chỉ dự định, có ý định và hy vọng rồi đây họ sẽ trở nên giàu có mà chưa bao giờ quyết định “Tôi sẽ làm giàu!” thì sẽ chưa thể thành công. Quyết định này là bước đi đầu tiên quan trọng để có thể thành công. “Nếu bạn tin vào mọi thứ thì rốt cuộc bạn sẽ không tin vào điều gì cả” – nếu bạn đã từng xem bộ phim “Cuộc đời của Pi” thì sẽ được nghe câu nói này của người cha Santosh Patel nói với Pi. Do vậy, trong cuộc sống hay kinh doanh, trước hết hãy tạo cho mình một đích đến – một “điểm” để với tới và một định hướng để theo.Nếu không có kế hoạch rõ ràng, bạn cũng sẽ như những thính giả kia, chẳng biết mình lên núi chặt cây để làm gì sẽ không định hướng được để lựa chọn cây thích hợp.Cũng trong bộ phim này, khi chiếc tàu bị chìm, Pi bị ném lên một chiếc tàu cứu sinh với một số thực phẩm hạn chế. Cậu tìm thấy quyển sổ tay và đã lập ngay một kế hoạch sống để tồn tại trong môi trường khắc nghiệt ấy với thời gian vô định.Trong kinh doanh cũng vậy, hãy suy nghĩ về cuốn sổ tay và kế hoạch kinh doanh của mình. Điều quan trọng là kế hoạch luôn bên bạn và bạn luôn nghiêm túc thực hiện. Đồng thời, điều quan trọng hơn cả là bạn phải luôn lập kế hoạch cho nhiều tình huống khác nhau. Nếu bạn có kế hoạch, chặt cây về đóng bàn ghế, bạn sẽ chặt được cây như ý. Nhưng, đề phòng trường hợp bạn không chọn được cây phù hợp để dùng, trong người bạn đã phỉa "thủ sẵn" một kế hoạch khác - một cây để bán hay đổi cho ai đó để lấy thứ mình cần chẳng hạn.Có kế hoạch, định hướng rõ ràng là tiêu chí đầu tiên của thành công trong cả kinh doanh lẫn mọi việc. Theo Trí thức trẻ