1 - Nắm lý lịch và hiểu nguyện vọng cá nhân.
Bạn nên biết: không phải đồng nghiệp nào cũng có những thuận
lợi, trình độ, kinh nghiệm như bạn. Đừng bao giờ tranh làm hết việc của mọi người.
Điều này có nghĩa là với vai trò là một người quản lý bán hàng, bạn phải biết
cách giải quyết xung đột, biết động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời, biết
nắm bắt nguyện vọng của mỗi nhân viên bán hàng trong nhóm của bạn.
2 - Đào tạo trên thực tế kỹ năng bán hàng.
Mọi chương trình đào tạo không xuất phát từ thực tế đều vô dụng,
cũng giống như không được đào tạo sẽ trở thành thảm họa lớn. Hãy so sánh 2 cách
đào tạo dưới đây, bạn sẽ thấy:
- Cách 1: Chỉ giao giảng lý thuyết, động viên bằng lời nói
suông.
- Cách 2: Truyền đạt lý thuyết kết hợp đi đôi với thực hành,
gặp gỡ khách hàng,trao đổi, bán hàng trực tiếp. Với vai trò là một người quản
lý bán hàng, bạn nên lắng nghe, hướng dẫn, tư vấn, điều chỉnh mức tăng trưởng,
sự tiến triển công việc của các nhân viên bán hàng trong nhóm của bạn, giúp họ
cải thiện khả năng thuyết phục khách hàng còn yếu, cách ứng xử chưa linh hoạt,
kết quả bán hàng thấp kém.
3 - Khơi dậy tinh thần làm việc.
Những người làm nghề marketing, bán hàng thường là những người
năng động, độc lập và nhiệt huyết. Lòng nhiệt huyết của họ, nếu được khai thác
tốt, sẽ mang lại kết quả mỹ mãn. Dưới đây là 3 cách để thúc đẩy lòng nhiệt huyết:
- Cách 1: Hàng ngày, thường xuyên tập trung nói chuyện về
công việc.
- Cách 2: Hàng tuần, thảo luận về các vướng mắc trong công
việc.
- Cách 3: Hàng tháng, họp lên kế hoạch làm việc tương lai.
4 - Thực hành việc sắm vai.
Việc sắm vai là rất cần thiết cho dù các nhân viên bán hàng
của bạn không thích làm việc này. Hãy nói cho họ biết những nhân viên bán hàng
thành công nhất có thể sắm vai bất cứ lúc nào, họ thực hành sắm vai với chính họ
để tự nhìn nhận lại bản thân mình, trước người quản lý bán hàng và ngay cả trước
các đồng nghiệp. Dưới đây là 3 cách thực hành việc sắm vai:
- Cách 1: Đừng bao giờ chê bai nhân viên bán hàng của bạn là
ngu ngốc. Hãy luôn nói những lời chấn chỉnh nhẹ nhàng như “Tốt lắm, song chúng
ta phải sửa lại điều này như thế nào ?”
- Cách 2: Hãy làm mẫu trước hoặc thậm chí làm thay nhân viên
bán hàng của bạn một số vai diễn. Khi đó, hãy thể hiện lòng tin của mình đối với
việc sắm vai, hãy thật cởi mở để nhân viên bán hàng góp ý điều chỉnh những thiếu
sót trong vai diễn của bạn.
- Cách 3: Yêu cầu nhân viên bán hàng của bạn đưa ra tình huống
sắm vai bằng cách viết ra giấy những lời phản đối, thắc mắc. Sắp xếp những mảnh
giấy này để không ai biết trước họ sẽ sắm vai gì, sau đó mới thực hành việc sắm
vai.
5 - Đối xử thân thiện.
Nếu bạn đối xử với nhân viên bán hàng của bạn chỉ hạn hẹp
trong quan hệ kinh doanh, chỉ coi họ là những người đem lại lợi nhuận, thì bạn
sẽ không thể có được lòng trung thành của họ và việc duy trì nhóm của bạn là rất
khó.
Nếu bạn tỏ rõ sự thân thiện trong cuộc sống, nhân viên bán
hàng của bạn sẽ xây dựng và phát triển tính cộng đồng, mở rộng giao tiếp, như vậy,
nhóm của bạn sẽ phát triển mạnh.
Đồng thời, hãy cho đội ngũ của bạn có cơ hội được làm việc dựa trên công cụ khoa học và công nghệ với YeahCRM. Bạn có thể cài cho doanh nghiệp mình 1 YeahCRM riêng biệt với 3 bước vô cùng đơn giản!