Thế nhưng, sau 2 lần đua tranh, Rùa chợt ngẫm
ra rằng cả 2 lần đua vừa rồi nó đã thất thế. Đường đua đó có quá nhiều
lợi thế cho Thỏ. Nó quyết định chọn một lộ trình khác và thách đấu lại
với Thỏ. Lộ trình mới có đích đến là bãi cát bên kia bờ sông. Lần này dù
đến bờ sông trước, nhưng không thể bơi qua sông nên thỏ đành hậm hực
nhìn rùa chậm chạp về đích trước.
Bài học rút ra rằng, dù hoàn
cảnh nào cũng cần phải xác định ưu thế của mình, và sau đó là biết chọn
sân chơi phù hợp. "Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng" - binh pháp
đã chỉ ra điều này từ lâu. Rút kinh nghiệm từ thành công cũng quan trọng nhưng học hỏi từ thất bại mới là yếu tố quyết định thành công.
Câu
chuyện vẫn chưa dừng lại. Sau những cuộc đua tài, giờ đây cả thỏ và rùa
đã trở thành những người bạn, cả 2 cùng hiểu điểm yếu điểm mạnh của
nhau nên những cuộc cãi vã đã không còn. Một ngày nọ, chúng nảy ra ý
định tổ chức lại cuộc thi với đích đến bên kia sông, nhưng, lần này cả 2
sẽ cùng chạy chung một đội.
Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ
sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến
bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng
đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.
Mỗi
người đều có ưu khuyết điểm riêng, nếu cùng làm việc với nhau trong một
đội và cùng chia sẻ, bổ trợ cho nhau bạn sẽ sớm đạt được thành công.
Chiến lược trong kinh doanh cũng rất quan trọng. Tìm hiểu kỹ đối phương
và có giải pháp thực hiện phù hợp.
Có đôi lúc, để cả là đối thủ trong kinh doanh, thì, thay vì cạnh tranh với nhau, nếu cùng nhau hợp tác sẽ cùng phát triển. Câu
chuyện bán xăng giữa ngã tư đường là một ví dụ điển hình cho bài học
này. Chuyện kể rằng, thị trấn nọ mới mở con đường, một thương gia đi qua
và nhận thấy đây là một cơ hội kinh doanh tốt, liền về mở một cây xăng
ngay ngã tư đường. Chẳng bao lâu sau, thấy đối thủ làm ăn tốt, một doanh
nhân khác cũng về chuẩn bị mở thêm cây xăng ở góc đối diện ngã tư. Và,
chưa đầy 1 năm sau, 4 ngã tư xuất hiện 4 cây xăng - và tất yếu cả 4 cây
xăng đều làm ăn thua lỗ do cạnh tranh gay gắt.
Cũng
chuyện về ngã tư mới mở ở thị trấn nọ, một lái buôn đi qua thấy được
tiềm năng liền mở một cây xăng ngay góc. Chưa được bao lâu, bác chủ tiệm
cơm trong vùng thấy ngay cơ hội, về mở một quán cơm ngay ngã tư cạnh
cây xăng, khách hàng nghỉ ngơi có thể qua quán bác làm bát phở. Anh hàng
xóm thấy thế, mở ngay quán giải khát góc kế bên, và không lâu sau đó,
góc ngã tư còn lại mọc lên tiệm tạp hóa. Cả 4 cửa hàng ở 4 góc ngã tư
ngày càng làm ăn phát triển.
Trong kinh doanh cũng vậy, nếu cùng
ngành nghề, là đối thủ, nhưng nếu chọn đúng hướng cạnh tranh, cạnh tranh
lành mạnh để cùng nhau phát triển sẽ luôn tốt hơn và cạnh tranh không
lành mạnh, tranh đua giảm giá để cùng nhau thua lỗ. Còn nếu khác ngành
nghề, hãy tìm cơ hội cùng nhau hợp tác và phát triển. Trong
kinh doanh, khi đối diện thất bại, nhiều lúc thay đổi chiến thuật và thử
giải quyết vấn đề theo một cách khác là giải pháp không tồi.
Khi
chúng ta chuyển từ tranh chấp với đối thủ sang tranh chấp với tình
huống - chuyển thù thành bạn, hợp tác cùng có lợi - chúng ta sẽ thực
hiện công việc được tốt hơn.
Cả Rùa và Thỏ đều không bỏ cuộc sau
khi thất bại - đó là con đường dẫn tới thành công. Thỏ đã quyết định làm
việc siêng năng hơn và cố gắng sau thất bại đó. Rùa cũng thay đổi chiến
thuật để thích nghi với hoàn cảnh mới.
“Một mảnh đất, không hợp
cho việc trồng lúa mạch, có thể trồng thử đậu; nếu đậu cũng không thích
hợp, có thể thử trồng dưa leo; nếu cả dưa leo cũng không được… thì rải
lên một ít kiều mạch nhất định cũng có thể nở hoa. Bởi vì một mảnh đất,
luôn luôn có một hạt giống thích hợp với nó, cuối cùng cũng sẽ có thành
quả thu hoạch trên mảnh đất đó thôi”. Trên thế gian này không ai là vô dụng cả, chỉ có điều chúng ta không đặt họ đúng vị trí mà thôi.