Job là một người nông dân Châu Phi,
anh sống vui vẻ và bằng lòng với cuộc sống của mình ở một trang trại nhỏ gần
một dòng suối.
Một ngày kia, một người đàn ông lịch
thiệp ghé qua, xin ly nước và vui chuyện kể anh nghe về kim cương, về sự giàu
sang và quyền lực mà nó mang lại. Người đàn ông nọ cho anh biết rằng: “Chỉ cần
viên kim cương to bằng ngón tay cái thôi là anh đủ sức mua nguyên một thành
phố. Còn nếu kim cương lớn như nắm tay, chắc chắn anh sẽ làm chủ cả một vương
quốc”.
Đêm đó, Job không tài nào chợp mắt.
Anh buồn rầu và bất mãn – buồn vì không có được thứ mình muốn và bất mãn vì
biết mình không thể vui vẻ như trước. Anh so sánh cuộc sống của mình với những
gì được nghe kể và cảm thấy không cam tâm: "Ta quá nghèo" - anh kết
luận - "cần phải làm cái gì đó để thay đổi số phận".
Sáng hôm sau Job quyết định bán nông
trại, gửi vợ con về quê rồi lên đường tìm kiếm kim cương. Anh đi khắp châu Phi
nhưng tuyệt nhiên không thấy có. Sang châu Âu cũng vậy. Khi đến Tây Ban Nha, cả
tâm hồn lẫn thể xác và tiền bạc của anh đều kiệt quệ. Anh nản lòng lang thang
khắp chốn và rồi bỏ mình nơi đất khách.
Ở quê nhà, người mua lại trang trại
của Job là một người trẻ tuổi phương xa tới. Anh ta thường dẫn lũ lạc đà ra tắm
ở dòng suối chảy ngang trước nhà. Một ngày nó, phía bờ đối diện, ánh
mặt trời chiếu vào một viên đá sáng long lanh như cầu vồng bảy sắc. Anh nghĩ để
viên đá ấy trang trí phòng khách cũng hay. Thế là anh bơi qua suối, đem về nhà
và đặt bên bệ lò sưởi.
Bẵng đi một thời gian, mùa xuân năm
đó, người đàn ông từng trải năm xưa lại ghé qua và lại vào xin nước uống. Thấy
viên đá lấp lánh, ông hỏi:
-“Job về rồi à?”
“Không, Job bán lại nhà này cho tôi
rồi, sao bác lại hỏi vậy?” - Người chủ mới đáp:
-“Vì đây là kim cương, tôi
tưởng Job đã thỏa ước nguyện tìm kim cương về đây”. Ông đáp
-“Không phải, đó chỉ là hòn đá tôi
nhặt ở bờ suối thôi mà. Ngoài kia còn nhiều lắm”. Anh nông dân thật thà đáp.
Họ cùng ra suối nhặt vài viên rồi
gửi lại đi phân tích. Đương nhiên, chúng là kim cương. Cuối cùng họ phát hiện
trang trại quả thật là một mỏ kim cương.
Có đôi khi cơ hội luôn ngay đâu
đó bên cạnh ta, chẳng cần tìm kiếm đâu xa. Khi có thái độ đúng, ta sẽ thấy
mình đang đi trên cánh đồng kim cương. Cùng là kinh doanh, có người sẽ nhận ra
thị trường tiềm năng khi thấy hầu hết dân Châu Phi không đi giày dép, người thì
lại bỏ lỡ chỉ vì cho rằng dân ở đây sẽ không đi giày.
Cơ hội cũng không gõ cửa lần 2, do
vậy, khi cơ hội gõ cửa, hãy nhớ chờ sẵn để đón nhận. Câu chuyện bà bán bún chả
Hương Liên khi tổng thống Mỹ Obama ghé ăn là một ví dụ. Cơ hội
đến, ngay lập tức bà đón lấy và quảng bá thương hiệu rộng khắp. Quán bún chả
của bà lập tức tấp nập. Cũng sự kiện này, rất nhiều nhãn hàng liên quan tới lần
ghé thăm và bữa ăn của vị Tổng Thống Mỹ, tuy nhiên, việc tận dụng cơ hội này
hầu như chỉ bà bán bún chả là thực hiện tốt nhất.
Cơ hội chỉ gõ cửa một lần. Cơ hội
tiếp theo có thể tốt hoặc xấu hơn, nhưng không có cơ hội nào như nhau cả. Vì
vậy cần biết lựa chọn đúng lúc. Quyết định hợp lý tại thời điểm không thích hợp
sẽ trở thành quyết định sai.
Ngày nay, hầu như ai cũng biết đến
chú chuột Mickey. Tuy nhiên, chắc hẳn rất ít người biết đến chú thỏ Oswald. Vậy
2 biểu tượng này có điểm chung gì? Thực ra, cả chuột Mickey và thỏ Oswald đều
do 1 tác giả sáng tạo - là Walt Disney và Ubbe Iwerks.
Lần lại những năm 1920, chú thỏ
Oswald còn nổi tiếng hơn cả chuột Mickey. Tác giả của nó là Walt Disney và Ubbe
Iwerks, còn chủ sở hữu lại là là Universal Studios - một hãng phim nhỏ.
Khi thỏ Oswald trở nên nổi tiếng,
Universal Studios đã gây sức ép với tác giả để có được tỷ lệ lợi nhuận lớn hơn.
Biết khó đấu lại Universal Studios, 2 ông đã quyết định tạo ra nhân vật mới –
chú chuột Mickey và tự tạo nên danh tiếng cho chú chuột này. Đến nay, hầu như
không còn ai biết đến thỏ Oswald còn chuột Mickey sống ở khắp nơi trên thế
giới.
Do vậy, muốn thành công, trước
tiên, cần phải xác định ưu thế của mình, và sau đó là biết chọn sân chơi phù
hợp. Người ta thường đứng núi này trông núi nọ. Khi ta ngắm nhìn ngọn
núi bên cạnh, cũng có người thèm thuồng chỗ đứng của ta và sẵn sàng đổi chỗ.
Anh chàng nông dân vừa nghe đến kim
cương và cơ hội làm giàu, đã vội vàng từ bỏ những thứ mình có để đi tìm, và
chính anh đã từ bỏ những cơ hội ở ngay cạnh mình. Cũng không thể vì chưa thấy
cơ hội đến đã vội vã từ bỏ. Nếu bạn chủ động để đón nhận cơ hội, hay, thậm chí
tạo điều kiện cho cơ hội đến, thành công sẽ càng sớm đến với bạn.
Chuyện kể, một doanh nhân nọ mở một
cửa hàng tạp hóa ngay trung tâm thị trấn. Tuy nhiên, lượng khách vào cửa hàng
không nhiều như ông nghĩ. Sau một thời gian nghiên cứu, ông nhận ra rằng, lượng
khách 2 đầu thị trấn rất ít khi vào mua hàng ở cửa hàng ông, một phần vì khoảng
cách, một phần nữa vì tâm lý - do cửa hàng ông ở trung tâm thị trấn nên người
dân những khu vực lân cận nghĩ là giá đắt nên không vào.
Lập tức, vị doanh nhân mở thêm 2 cửa
hàng nhỏ hơn ở 2 đầu làng, tạo thành thế chân vạc. Giá bán tại 2 cửa hàng này
không rẻ hơn cứ hàng trung tâm. Ngay lập tức, cả 3 cửa hàng của ông đã thu hút
hết khách trong vùng vào mua sắm. Ông đã tự tạo ra cơ hội cho mình, còn tạo ra
thế chân vạc cho chuỗi cửa hàng để thu hút hết khách.
Cho nên, nếu cơ hội không gõ
cửa, hãy tạo ra một cánh cửa!
Tuy nhiên, cũng cần xác định khi
mất đi đồ vật, có cần đuổi theo để tìm lại? Một doanh nhân từng hỏi một
triết gia rằng: "Nếu ông có 100 con cừu, một con cừu xuống núi và đi lạc,
liệu ông có bỏ 99 con còn lại để đi tìm con bị lạc không?". Lựa chọn của
mỗi người đều khác nhau. Có người cho rằng, nên tìm lại những gì đã mất, cũng
có người cho rằng, nên giữ an toàn những gì còn lại.
Theo Trí Thức Trẻ